NÔNG THÔN MỚI
Hướng dẫn về chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh trong nuôi thủy sản vụ xuân
04/04/2022 12:00:00

Hướng dẫn về chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh trong nuôi thủy sản vụ xuân

Hiện nay thời tiết chuyển mùa, độ ẩm không khí cao là thời điểm thuận lợi co các loại mầm bệnh phát sinh gây bệnh ở cá. Đặc biệt đối với những ao nuôi chất lượng nước kém mùn bã hữu cơ tích tụ nhiều, những ngày thời tiết thay đổi đột ngột, hàn lượng oxy hòa tan trong nước thấp, nồng độ các khí độc tăng cao có thể làm cá thiếu oxy nổi đầu chết hàng loạt.

Để chủ động trong công tác chăm sóc phòng trừ dịch bệnh trong nuôi thủy sản ban chăn nuôi thú y xã Hồng Đức hướng dẫn các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn xã một số các biện pháp kỹ thuật sau.

1 . Một số biện pháp chăm sóc, quản lý môi trường ao nuôi.

Hàng ngày kiểm tra ao vào sáng sớm và chiều tối nhằm phát hiện các sự cố trong ao nuôi hoặc hiện tượng cá nổi đầu để có biện pháp khắc phục xử lý kịp thời.

Thường xuyên kiểm tra môi trường ao nuôi như độ PH , độ trong của nước để có biện pháp điều chỉnh thích hợp.

Trường hợp nếu PH thấp hơn 6,0 cần bón vôi bột và cấp thêm nước cho ao nuôi

Nếu độ PH cao 8,0 cần cấp thêm nước và gừng bón phân hữu cơ cho ao.

Giảm ô nhiễm hữu cơ trong ao nuôi bằng cách.

Xác định chính xác khẩu phần thức ăn cho cá và cho cá ăn làm nhiều bữa trong ngày tránh để thức ăn thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Định kỳ hàng tháng sử dựng các loại chế phẩm sinh học, men vi sinh giúp hấp thu khí độc và phân hủy mùn bã hữu cơ trong ao nuôi .

Tăng cường hoạt động đảo nước sục khí để các loại khí độc như hydro sunfu,Nitte Amoniats có thể thoát ra ngoài đặc biệt là những ngày thời tiết thay đổi đột ngột.

Định kỳ dùng một trong các loại thuốc sát khuẩn có thành phần là Iosdine, BKC để khử trùng nguồn nước và tiêu diệt các mầm bệnh trong ao nuôi.

Trường hợp cấp cứu cá nổi đầu cần thiết phải dùng máy sục khí kết hợp bổ sung oxy hòa trong nước dùng các sản phẩm hấp thu khí độc và cấp thêm nước để giảm khẩn cấp hàm lượng khí độc trong ao nuôi.

2. Một số biện pháp chăm sóc, nâng cao sức đề kháng cho cá.

Cho các ăn đủ chất, đủ lượng không để cá bị đói thức ăn cần đảm bảo hàm lượng đạm cần thiết tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi không sử dụng thức ăn thối mốc, có thể không cho cá ăn hoặc giảm 2/3 khẩu phần ăn cho cá sau mỗi trận mưa lớn.

Thức ăn xanh cần giữ tươi non không bị nhiễm các loại chất độc như thuốc trừ sâu ngoài đồng ruộng.

Định kỳ bổ sung các loại Vitamin C, men tiêu hóa bằng cách trộn vào thức ăn để nâng cao sức đề kháng cho cá.

3. Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị.

3.1. Bệnh xuất huyết do virrus.

Dấu hiệu bệnh.

Cá bị xuất huyết ở các gốc vây và dưới da mắt cá thường bị lồi hoặc lõm sâu so với vòm mắt, vây và đuôi cá bị cụt, cá thường bị tróc vẩy từng đám, mình bầm tím bên trong ruột chướng hơi gan và mật sưng khi cá bị bệnh nặng nôi tạng thường bị nhũn

Bệnh thường gặp nhiều ở các trắm và cá chép vào mùa xuân . Đây là bệnh do virus gây bệnh thường nây lan nhanh. Virus từ cá bệnh có thể theo phân cá dịch nhớt trên thân của cá bệnh vào môi trường nước cúng xâm nhập váo cá khỏe qua mang da và miệng bệnh xuất huyết do Virus là bệnh cấp tính phát bệnh nhanh và có tỷ lệ chết cao.

Cách phòng bệnh vào thời điểm giao mùa cần tăng cường sức đề kháng cho các bằng cách bổ sung vitaminC ,men tiêu hóa vào thức ăn cho cá.

Định kỳ mỗi tháng 1-2 lần dùng chế phẩm sinh học với liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.

Trường hợp cá bị nhiễm bệnh.

Đối với bệnh xuất huyết do virus gây ra không có thuốc đặc trị vì vậy cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật để phòng bệnh cho cá.

3.2. Bệnh xuất huyết ,bệnh viêm ruột do vi khuẩn.

Dấu hiệu bệnh. Cá bị bệnh hậu môn hoặc gốc vây chuyển màu đỏ mắt mang cơ quan nội tạng xuất huyết mắt đục và lồi, bụng cá bị trướng hơi.

Cách trị bệnh.

Khử trùng nguồn nước và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh bằng cách dùng một trong các cách sau.

Dùng các loại thuốc có thành phần là Iosdine 90% với liều lượng 1 lít cho 5.000m3 nước hoặc dùng vôi bột với lượng 2-3 kg/m3 nước. dùng thuốc VICATO với liều lượng 1 kg/2.000-2.500m3 nước.

Dùng thuốc kháng sinh có thành phần là Erythromycin hoặc Oxytetramycin liều lượng 2-5g/100kg trọng lượng cá/ngày trộn vào thức ăn và cho ăn liên tục từ 5- 7 ngày.

Cá bị bệnh viêm ruột nên bổ sung men tiêu hóa để tặng khả năng hấp thu thức ăn và hỗ trợ trong việc điều trị bệnh

3.3 Bệnh ký sinh trùng.

Dấu hiệu bệnh, cá mới bị bệnh da màu xám trên thân và vây có nhiều nhớt ký sinh trùng bám trên ra cá và làm cho cá bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm ký sinh. Bệnh nặng ký sinh trùng bám đầy ở vây và mang cá thành các hạt lấm tấm nhỏ màu trắng đục phá hủy các tơ mang làm cá bị ngạt thở và chết.

Cách trị bệnh.

Diệt trừ các loại ký sinhtrùng gây bệnh trong ao nuôi bằng cách dùng các loại thuốc có thành phần thảo dược trị ký sinh trùng với liều lượng theo hướng trên bao bi của nhà sản xuất.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị bệnh cho cá.

Các loại thuốc hóa chất chế phẩm sinh học xử lý ao nuôi phải nằm trong danh mục được phép sử dụng, lưu hành của Bộ NN và Phát triển nông thôn.

Cá sống ở dưới nước nên việc chẩn đoán và trị bệnh cho cá gặp rất nhiều khó khăn khi phát hiện cá bị bệnh thường là đã bị bệnh nặng . cá bị nhiễm bệnh thường bỏ ăn nên việc trộn thuốc vào thức ăn ít hiệu quả vì vậy trong nuôi trồng thủy sản các hộ chăn nuôi cần làm tốt công tác phòng bệnh cho cá.

Với điều kiện hiện nay là thời điểm thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát sinh gây bệnh ở cá để góp phần nâng cao năng xuất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản Ban chăn nuôi thú y xã Hồng Đức xin hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc quản lý môi trường ao nuôi, nâng cao sức đề kháng cho cá và một số bệnh thường gặp , cách phòng trị bệnh trong nuôi thủy sản .

(Cộng tác viên tuyên truyền Trưởng ban chăn nuôi thú y xã Đoàn Văn Dũng)

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ HỒNG ĐỨC - HUYỆN NINH GIANG

Trưởng Ban Biên tập: Ông Tạ Ngọc Quyên - Chủ tịch UBND xã

Địa chỉ: UBND xã Hồng Đức, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 0987071329

Email: 

 
Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 0
Tất cả: 0