Qua kiểm tra, theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển các trà lúa, giống lúa trên địa bàn xã nhà, hiện nay lúa chiêm xuân đang sinh trưởng phát triển tốt, các trà lúa đang ở thời kỳ cuối đẻ nhánh đến đứng cái làm đòng.
Để giúp cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh, hình thành đòng, bông to nhiều hạt chắc, trỗ thoát nhanh và đều trong khung thời vụ, cho chất lượng gạo ngon.
Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn, khuyến cáo các hộ nông dân một số biện pháp chăm sóc bón đón đòng cho lúa xuân như sau:
1. Điều tiết nước
- Đối với trà xuân trung gồm các giống như ,các loại giống nếp ĐN20; Nếp Lam đang ở giai đoạn bước vào thời kỳ đứng cái làm đòng cần đưa nước vào ruộng và giữ mực nước ổn định từ 5-6 cm trong suốt quá trình chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
- Đối với trà xuân muộn gồm các giống như Thiên ưu 8, VNR20, Bắc thơm số 7... khi ruộng lúa đã đẻ đủ số dảnh hữu hiệu, kín hàng, cần tiến hành tháo rút nước để ruộng cạn khô khoảng 5-7 ngày, mục đích hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu, giúp rễ ăn sâu, chống đổ cho lúa, sau đó tiếp tục cho nước vào ruộng và duy trì mực nước 5-6 cm và bón đón đòng.
Tất cả các trà lúa trước khi thu hoạch 1 tuần cần tháo cạn nước để cho lúa chín đều và thu hoạch được thuận lợi.
2. Phân bón đón đòng
Đối với trà xuân trung lúa đang trong giai đoạn phân hoá đòng (biểu hiện lúa từ màu xanh chuyển sang xanh vàng, lá đòng nhọn, chóp lá có thắt eo, tròn cây…) các hộ nông dân cần khẩn trương tiến hành bón đón đòng cho lúa.
Đới với trà xuân muộn lúa đang ở thời kỳ cuối đẻ nhánh, các hộ nông dân theo dõi sinh trưởng lúa và tiến hành bón đón đòng cho lúa sau trà xuân trung 5-7 ngày.
Phân bón cho lúa ở giai đoạn lúa đứng cái làm đòng, nông dân cần tăng cường sử dụng phân bón kali đơn 60% hoặc tổng hợp NPK có hàm lượng kali cao kết hợp với Kali đơn để bón cho lúa. Một số loại phân bón đón đòng như sau: Phân Kali đơn lượng bón 4-5 kg/sào hoặc Phân tổng hợp NPK có hàm lượng Kali cao như Đầu trâu Bình Điền L2; Con ó R3; Con cò 10:5:30 …lượng bón 3-4 kg/sào +
2 – 3kg ka li
Lưu ý:
- Không nên bón đạm đơn, không sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng đạm cao, các chất kích thích sinh trưởng vào giai đoạn lúa làm đòng sẽ gây thừa đạm, lá non, mềm dễ bị sâu bệnh gây hại;
- Không được bón thêm phân đạm đơn hoặc phun các loại phân bón qua lá có hàm lượng đạm cao, các chất kích thích sinh trưởng cho các ruộng lúa đang bị nhiễm bệnh đạo ôn;
- Đối với các giống lúa lai, lúa chất lượng cao cần tăng cường bón kali và bón bổ sung thêm 1-2 kg kali đơn.
Trên đây là hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc bón đón đòng cho lúa vụ xuân 2022,
Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp chỉ đạo các tổ thủy nông hoành triệt máng lổ bơm giữ nước và khuyến cáo đề nghị , các ông bà trưởng phó thôn, các ban chi ủy chi bộ, khuyến nông viên cơ sở, các đoàn thể xã hội, tăng cường kiểm tra đồng ruộng tập trung tuyên truyền tới toàn thể hội viên và các hộ nhân dân, hướng dẫn nông dân áp dụng để có một vụ chiêm xuân đạt kết quả cao./..
Vậy HĐQTHTXDV nông nghiệp xin được khuyến cáo./.
T/MHĐQTHTXDV nông nghiệp
Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc
Vũ văn Kiên