UBND XÃ HỒNG ĐỨC HTXDV NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hồng Đức, ngày 20 tháng 4 năm 2023 |
THÔNG BÁO
DIỄN BIẾN DỊCH HẠI TỪ NGÀY 20 THÁNG 4
ĐẾN NGÀY 27 THÁNG 4 VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG
Hiện nay các trà lúa chiêm xuân đang trong giai đoạn làm đòng, một số diện tích đang có đòng già đến thấp tho trỗ. Các loại cây ăn quả như vải, nhãn có quả non, dưa các loại đang giai đoạn hoa đến quả. Tuần qua do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu thời tiết liên tục có mưa nhỏ, mưa phùn, ẩm độ không khí cao, trời âm u, se lạnh về đêm và sáng, nhiệt độ trung bình trong tuần 24-26 0C, cao 28-290C, thấp 21-230C, ẩm độ trung bình 85-95%. Theo dự báo trong thời gian tới tiết trời vẫn tiếp tục âm u, có mưa, đêm và sáng trời vẫn còn se lạnh là điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho dịch hại phát sinh gây hại và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng. HTX Dịch vụ nông nghiệp xin thông báo:
II. TÌNH HÌNH DỊCH HẠI
1. Dịch hại trên lúa:
- Chuột hại: Chuột gây hại rải rác trên các trà lúa, hại nặng trên diện tích lúa ven gò đống cao, khu vực thiếu nước, khu dân cư…
- Bệnh đạo ôn lá: đã phát sinh gây hại rải rác trên các giống lúa mẫn cảm với bệnh như: Nếp, P6, Q5, TBR 225...;
- Bệnh đạo ôn cổ bông: Bệnh có thể phát sinh gây hại trên diện tích lúa nhiễm bệnh nếu khi trỗ gặp điều kiện thời tiết bất thuận (biên độ nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao, trời âm u, số giờ nắng trong ngày thấp, ẩm độ không khí cao, có sương về đêm hoặc có mưa...).
- Bệnh khô vằn: đã phát sinh gây hại rải rác trên diện tích lúa chân trũng cấy dầy, bón phân không cân đối, tỷ lệ nhiễm trung bình 10-15% số dảnh, nơi cao trên 30% số dảnh; với cấp bệnh phổ biến C3- C5, nơi cao C7. Trong thời gian tới bệnh tiếp tục phát triển nhanh gây hại trên nhiều giống lúa, gây hại tới cuối vụ, hại nặng trên diện tích lúa cấy dầy và bón phân không cân đối.
- Bệnh đen lép hạt: Bệnh phát sinh gây hại khi lúa trỗ trong điều kiện thời tiết có không khí lạnh, ẩm độ không khí cao, nắng mưa xen kẽ gây hiện tượng lép và đen hạt làm giảm năng suất.
- Bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn: Bệnh phát sinh gây hại sau các trận mưa dông lớn trên một giống lúa nhiễm như: Bắc thơm số 7, VNR20, TBR225, BC15...
2. Dịch hại trên cây ăn quả, rau màu:
- Sâu đục cuống quả, bọ xít, bệnh sương mai gây hại rải rác trên cây vải nhãn;
- Bọ phấn, rệp sáp, giòi đục quả …gây hại rải rác trên ổi;
- Bọ phấn, bọ trĩ, bệnh giả sương mai gây hại cục bộ trên dưa chuột.
III. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
1. Chuột hại:
Tăng cường tổ chức diệt trừ chuột bằng các biện pháp trong đó chú trọng biện pháp thủ công như: đào bắt, dùng bẫy bán nguyệt... Nghiêm cấm việc dùng điện để diệt chuột dưới mọi hình thức.
2. Bệnh đạo ôn:
- Bệnh đạo ôn lá: Tiếp tục phun phòng trừ bệnh kịp thời khi trên ruộng chớm xuất hiện vết bệnh (chú ý các giống nhiễm và bón phân không cân đối), bằng một trong các loại thuốc sau: Amylatop 325SC, Nativo 750WG, Filia 525SE, KaTaNa 20S, MapFamy 700WP, Angate 75WP... Nếu ruộng bị bệnh nặng thì phải vơ bớt lá bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh trên ruộng sau đó mới phun thuốc phòng trừ; phun lại lần 2 sau lần 1 từ 3-5 ngày (phun đúng nồng độ được ghi trên bao bì, phun đủ từ 20-30 lít nước thuốc đã pha cho 1 sào, phun ướt đều toàn bộ lá lúa).
- Bệnh đạo ôn cổ bông: Phun phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông đối với diện tích lúa thấp tho trỗ, phun nhắc lại lần 2 sau lần thứ nhất 3-5 ngày bằng một trong các loại thuốc sau: Amylatop 325SC, Amistar top 325 SE, Filia 525 SE,...
3. Bệnh khô vằn và đen lép hạt:
- Bệnh khô vằn: Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện bằng một trong các loại thuốc nội hấp và lưu dẫn sau: Amylatop 325SC, Amistartop 325SC, Tilsuper 300 EC, Nevo 330 EC, Uni-Dipro 300EC (pha 15 ml thuốc cho 16-20 lít phun cho 1 sào), ...
- Bệnh đen lép hạt: Phun phòng bệnh khi lúa bắt đầu trỗ bằng một trong các loại thuốc sau: Amylatop 325SC, Amistar top 325 SE, Tilsuper 300 EC, Nevo 330 EC, Uni-Dipro 300EC (pha 15 ml thuốc cho 16-20 lít phun cho 1 sào) ...
4. Bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn:
Trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp; nếu xuất hiện mưa dông, các hộ xã viên cần phun phòng bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn sau mỗi trận mưa dông (đối với giống lúa nhiễm), lúa đã bị bệnh phải phun nhắc lại sau 3-5 ngày bằng một trong các loại thuốc sau: XANTOXIN 40 WP, ToTan 200WP Banking 110WP, Avikuan 102SP... Phun thuốc khi lá lúa đã khô để hạn chế lan truyền dịch vi khuẩn ra diện rộng (khi lúa đã bị bệnh bạc lá và bệnh đốm sọc vi khuẩn tuyệt đối không được bón thêm phân đạm và phun phân bón qua lá, kích thích sinh trưởng…).
5. Bệnh sương mai hại vải: Trong thời gian qua độ ẩm không khí cao, mưa phùn, đêm và sáng se lạnh là điều kiện thuận lợi để bệnh phát sinh gây hại trà vải sớm; đối với bệnh này nông dân cần phun phòng bệnh kịp thời bằng các loại thuốc sau: Amylatop 325SC, Phesolmanco M72WP, AloNiL 80WG, RIDOMIN GOL 68 WP...
6. Bệnh giả sương mai hại dưa: nông dân chủ động phòng trừ bệnh trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển (ẩm độ cao) bằng một số loại thuốc sau: Amylatop 325SC, RIDOMIN GOL 68 WP...
7. Bọ trĩ, bọ phấn hại dưa: Phun trừ bằng một số loại thuốc sau: Uni-Aceta 20SP,
8. Sâu đục cuống quả, giòi đục quả, bọ xít trên cây vải nhãn, ổi: phun trừ bằng một số loại thuốc như: Virtako 40WG, DuponTM Prepathon 5SC,…
IV. ĐỀ NGHỊ
HTX Dịch vụ nông nghiệp đề nghị:
1. Đài phát thanh xã kịp thời đưa tin về diễn biến bệnh đạo ôn hại lúa và biện pháp phòng trừ tới các hộ nông dân.
3. Cán bộ chuyên môn của HTX chủ động nhập các loại thuốc kịp thời cung ứng các loại thuốc chất lượng và có trách nhiệm hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn.
4. Các hộ nông dân chủ động kiểm tra thăm đồng, chú ý theo dõi diễn biến sâu bệnh và biện pháp phòng trừ trên đài phát thanh xã và thu gom bao bì sau khi sử dụng về đúng nơi quy định./.
| CTHĐQT KIÊM GIÁM ĐỐC HTX Đã ký Vũ Văn Kiên | | |